Quần xã hay quần xã sinh vật là khái niệm được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu về khoa học tự nhiên. Vậy quần xã là gì? Có những đặc trưng nào? Chúng ta cùng khám phá chi tiết hơn qua bài viết bên dưới đây nhé!
Contents
Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ
Quần xã sinh vật (quần xã sinh học) là tập hợp gồm có nhiều quần thể sinh vật khác loài cùng sinh sống. Hay có thể hiểu là tập hợp các loại sinh vật khác loài, cùng sinh sống trong một môi trường và một khoảng thời gian nhất định.
Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó và tác động qua lại với nhau. Từ đó, tạo thành một tổ chức sống có cấu trúc tương đối ổn định.

Ví dụ về quần xã sinh vật
Ruộng lúa là một quần xã sinh vật gồm có nhiều quần thể khác nhau. Mỗi quần thể đều có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt và có mối quan hệ tác động qua lại với các quần thể khác. Cụ thể như sau:
- Lúa che chắn gió
- Cỏ giữ ẩm cho gốc lúa và cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa
- Lúa và cỏ tạo độ ẩm + nhiệt độ thích hợp, tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển
- Giun đất có nhiệm vụ tạo mùn, làm tơi xốp đất
- Vi sinh vật được hình thành từ xác động vật, lúa và cỏ.
- Ngoài ra còn có các quần thể khác như ếch, rắn, chuột,..
Hay một hồ cá tự nhiên cũng là một quần xã, có rất nhiều quần thể khác sinh sống như: quần thể cá, tôm, cua, ốc, rong rêu, nhái, vi sinh vật nhỏ,…
Những đặc trưng cơ bản của quần xã là gì?
Những dấu hiệu điển hình của một quần xã là:
Thành phần loài
Thành phần loài của quần xã sinh vật là gì? Được biểu thị qua số lượng các loài trong quần xã và số lượng các cá thể trong quần thể.
Về số lượng các loài được chia thành:
- Loài ưu thế: Có số lượng cá thể nhiều và chiếm phần lớn trong quần xã.
- Loài thứ yếu: Đóng vai trò là loài thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này bị suy vong.
- Loài ngẫu nhiên: Có tần suất xuất hiện và mức độ phong phú ít. Sự xuất hiện của nhóm này giúp làm tăng tính đa dạng cho quần xã.
- Loài chủ chốt: Có vai trò kiểm soát, khống chế sự phát triển quá mức của một quần thể nào đó. Nhóm này có nhiệm vụ duy trì sự ổn định và đặc trưng cho quân xã.
- Loài đặc trưng: Đây là loài chỉ có trong một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng trong quần thể cọ ở Phú Thọ,…

Sự phân bố trong không gian
Từ khái niệm quần xã sinh vật là gì, có thể thấy rằng trong tập hợp này có chứa nhiều loài khác nhau. Vậy với số lượng đông như vậy thì chúng được phân bố như thế nào?
Sự phân bố của loài trong không gian nhằm mục đích giảm bớt độ cạnh tranh giữa các loài. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng không gian sống, thức ăn trong môi trường.
Có 2 kiểu phân bố chính là:
- Phân bố theo chiều thẳng đứng, ví dụ như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới, mỗi tầng cây sẽ thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau.
- Phân bố theo chiều ngang, ví dụ như kiểu phân bố của sinh vật từ đỉnh núi đến sườn núi và chân núi.
Chức năng dinh dưỡng
Đây là một trong các đặc trưng quan trọng của quần xã. Các quần thể trong quần xã có nhiều nhóm và có quan hệ dinh dưỡng khác nhau. Đó là:
- Nhóm sinh vật tự dưỡng: Bao gồm vi sinh vật tự dưỡng, cây xanh có khả năng quang hợp.
- Nhóm sinh vật tiêu thụ: Bao gồm các loài sinh vật ăn thịt các loài sinh vật khác như động vật ăn động vật/ thực vật
- Nhóm sinh vật phân giải: Chủ yếu là sinh vật dị dưỡng như vi khuẩn, nấm, một số động vật đất,…

Tính đa dạng của quần xã
Tính đa dạng của quần xã là gì? Đó là sự phong phú về thành phần loài trong quần xã. Đặc trưng này của chúng bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cạnh tranh giữa các loài, sự thay đổi của môi trường,….
Khi mật độ quần xã tăng lên thì các loài buộc phải chia sẻ nhau nguồn gốc. Vì lý do đó mà số lượng các cá thể luôn duy trì ở mức ổn định, tạo sự cân bằng cho quần xã.
Có những mối quan hệ nào trong quần xã?
Mối quan hệ sinh thái
Trong quá trình chung sống, giữa các loài trong cùng quần xã tồn tại 2 mối quan hệ, đó là:
- Quan hệ hỗ trợ: Đây là mối quan hệ có lợi hoặc ít nhất là không gây hại cho các loài khác. Các mối quan hệ cụ thể bao gồm: hội sinh, cộng sinh và hợp tác
- Quan hệ đối kháng: Đây là mối quan hệ giữa một bên có lợi và bên kia là loại bị hại. Bao gồm các mối quan hệ sau đây: ký sinh, sinh vật này ăn sinh vật kia, cạnh tranh, ức chế

Xem thêm:
Khống chế sinh học
Đây là hiện tượng số lượng các cá thể trong một quần thể (của một loài) bị khống chế ở mức nhất định. Sẽ không tăng quá cao hoặc bị giảm xuống quá thấp do mối quan hệ và sự tương tác của các loài khác trong quần xã.
Khống chế sinh học thường xảy ra giữa các quần thể khác loài trong một quần xã. Nguyên nhân chủ yếu là do mối quan hệ đối địch về dinh dưỡng giữa các loài với nhau.
Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là gì?
Ngoại cảnh bao gồm các yếu tố sinh thái hữu sinh và vô sinh. Chúng có sự ảnh hưởng nhất định đến quần xã, tạo nên sự thay đổi rõ rệt. Ví dụ, quần xã rừng có sự thay đổi rõ rệt theo mùa lạnh như cây rụng nhiều lá vào mùa đông, nhiều và các loài động vật di trú để tránh lạnh.
Hay khi gặp khí hậu thuận lợi, cây cối phát triển xanh tốt. Số lượng sâu ăn lá tăng trưởng mạnh nên số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim nhiều thì lượng sâu lại giảm do chim ăn nhiều sâu.
Tóm lại, số lượng cá thể trong quần thể sẽ thay đổi theo ngoại cảnh. Tuy nhiên, chúng sẽ luôn được khống chế ở mức nhất định, tạo nên sự cân bằng. Trong quá trình biến đổi ấy, sinh vật dần thích nghi với môi trường sống của mình.

Trên đây là bài viết chia sẻ quần xã sinh vật là gì và một số thông tin liên quan. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm sinh học này nhé!