Nghĩa của từ là một phần nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình tiếng Việt lớp 6. Vậy nghĩa của từ là gì? Mời các bạn cùng supperclean.vn ôn luyện kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Nghĩa của từ là gì? Cho ví dụ
Trước khi tìm hiểu nghĩa của từ là gì lớp 6 và lớp 9, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm từ. Theo đó, từ được hiểu là đơn vị nhỏ nhất, có cấu tạo ổn định với ý nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu tạo thành câu. Từ được dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái,….
Còn nghĩa của từ là phần nội dung làm rõ các thông tin như đặc điểm, tính chất, quan hệ, số lượng, trạng thái cảm xúc,….mà từ đó biểu thị. Nghĩa của từ trong tiếng Việt thường đứng sau dấu hai chấm.

Ví dụ về nghĩa của từ:
- Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng khi thỏa mãn, đạt được ý nguyện.
- Dũng cảm: Có dũng khí, chí khí, can đảm, gan dạ, dám đương đầu với nguy hiểm và thử thách.
- Buồn: Cảm giác chán nản, không thích thú khi chúng ta gặp việc đau thương hoặc có điều gì đó không đạt được như ý nguyện
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?
Đây là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ; tạo ra từ nhiều nghĩa. Thông thường, từ chỉ có một nghĩa nhất định trong câu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ đó có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Nghĩa đen: Hay còn gọi là nghĩa gốc, nghĩa ban đầu; là cơ sở để tạo ra nhiều nghĩa khác nhau.
- Nghĩa bóng: Hay còn gọi là nghĩa chuyển, nghĩa ẩn. Đây là nghĩa được suy ra từ nghĩa đen của từ. Chúng ta phải đặt chúng vào hoàn cảnh cụ thể mới có thể tìm được chính xác nghĩa bóng của từ trong câu.
Ví dụ: Từ “xuân” có nghĩa gốc là chỉ mùa xuân. Nhưng trong một số hoàn cảnh, “xuân” có nghĩa là “tuổi trẻ” như trong câu thơ sau:
“Mùa xuân là Tết trồng cây (nghĩa gốc)
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. (nghĩa chuyển)

Cách giải thích nghĩa của từ
Để giải thích ý nghĩa của từ, chúng ta có thể vận dụng các cách sau:
Trình bày ý nghĩa từ biểu thị
Như khái niệm nghĩa của từ là gì trên, chúng ta sẽ trình bày những nội dung hay đặc điểm để làm rõ nghĩa của từ. Ví dụ cụ thể như sau:
- Học tập: Học hỏi, luyện tập để trau dồi kiến thức, có kỹ năng và có hiểu biết
- Mơ ước: Mong muốn những điều tốt đẹp cho tương lai
- Thực dụng: Mang lại giá trị, lợi ích cho thực tế (ví dụ: tính thực dụng của đề tài). Hoặc cũng có thể hiểu là những lợi ích vật chất trước mắt, không quan tâm đến những thứ khác (ví dụ: lối sống thực dụng)
- Cá: Động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang.
- Chó: Động vật thuộc nhóm ăn thịt, được nuôi để đi săn hoặc giữ nhà.
- Vui vẻ: Tính từ thể hiện cảm xúc thoải mái, vui tươi của con người.
- Hi sinh: Tự nguyện nhận về mình sự thiệt thòi, mất mát vì một lý tưởng cao đẹp nào đó.
- Sừng: Chỉ phần cứng, mọc nhô ra phía trên đầu của một số loài thú có guốc.
- Phóng khoáng: Sự thoải mái, không bị trói buộc hay gò bó bởi những điều vụn vặt.
Dùng các từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa
Ngoài cách trên, chúng ta có thể dùng các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa để giải thích ý nghĩa của từ. Ví dụ như sau:
- Chăm chỉ: Siêng năng, cần cù, không lười biếng.
- Độc ác: Thâm hiểm, trái nghĩa với từ hiền lành.
- Trung thực: Ngay thẳng, thẳng thắn, không gian dối
- Bi quan: Trái ngược với lạc quan.
Cắt nghĩa theo từng thành tố
Cách giải thích nghĩa của từ này thường được áp dụng trong một số từ Hán Việt.
Ví dụ như sau:
- Thủy cung: “Thủy” là nước, “cung” là nơi vua chúa sống => Thủy cung có nghĩa là cung điện dưới nước.
- Khán giả: “Khán” có nghĩa là xem, “giả” có nghĩa là người => Khán giả có nghĩa là người xem
Tùy theo từng hoàn cảnh và từ cụ thể mà ta chọn cách giải thích sao cho phù hợp, sát nghĩa nhất với từ.

Xem thêm:
Bài tập về nghĩa của từ
Ví dụ 1: Hãy điền các từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây:
- ….: Thói quen sinh sống, sinh hoạt của một cộng đồng được hình thành từ trong đời sống; được mọi người làm theo và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
- ….: Lung lay, không giữ vững niềm tin
- ….: Oai vệ, oai nghiêm và hùng dũng
- ….: Các thế hệ cụ, kị cha ông ta đã qua đời
- ….: Mang bầu, sinh em bé
=> Lời giải:
- Tập quán
- Nao núng
- Lẫm liệt
- Tổ tiên
- Thụ thai
Ví dụ 2: Hãy giải thích ý nghĩa của các từ sau: sính lễ, sứ giả, hốt hoàng, ghẻ lạnh, khôi ngô, học lỏi, trung niên, hèn nhát.
=> Lời giải:
- Sính lễ: Các lễ vật nhà trai chuẩn bị và mang sang nhà gái để xin cưới.
- Sứ giả: Người nhận mệnh từ phía trên để đến các địa phương trong nước hoặc ra nước ngoài để làm việc.
- Hốt hoảng: Trạng thái cuống quýt, vội vã và sợ sệt điều gì đó.
- Ghẻ lạnh: Nhạt nhẽo, thờ ơ, không quan tâm đến bất kỳ điều gì.
- Khôi ngô: Thông minh, sáng sủa, sáng dạ
- Học lỏi: Tìm tòi, hỏi han những người có kiến thức để học tập, trau dồi trí tuệ.
- Trung niên: Đã qua tuổi thanh niên nhưng chưa cập tuổi già
- Hèn nhát: Không can đảm, không tự tin
Ví dụ 3: Hãy giải thích ý nghĩa của từ “mất” trong câu: “Má nó mất khi nó mới lên hai”.
Ngoài ý nghĩa trên, từ “mất” còn có những ý nghĩa nào khác?
=> Lời giải:
Trong câu trên, từ “mất” có nghĩa là đã chết, không còn sống nữa.
Ngoài ra, từ mất còn có các ý nghĩa sau:
- Mất: Không thấy, không có, không tồn tại nữa. (có thể là mất vĩnh viễn hoặc bị mất tạm thời)
- Mất: Không thuộc về mình nữa. (Ví dụ: Tên trộm đã lấy mất chiếc xe của nó)
- Mất: Không còn ở mình nữa. (Ví dụ: mất niềm tin, mất động lực)
- Mất: Dồn hết thời gian, tiền bạc, công sức,… để làm việc gì đó. (Ví dụ: Tiền ăn buổi sáng đã mất 50k rồi!)
Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa của từ là gì và cách giải thích nghĩa của từ. Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận vào dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!