Chân lý là một phạm trù trừu tượng mà không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của chúng. Vậy chân lý là gì? Tiêu chuẩn của chân lý là gì? Chân lý có vai trò gì đối với thực tiễn? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Chân lý là gì? Chân lý tiếng Anh là gì?
Trong phạm vi lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm chân lý là gì được giải thích như sau: “Chân lý là thuật ngữ chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan. Sự phù hợp đó đã được thực tiễn kiểm chứng”
Tóm lại có thể hiểu chân lý là thực tại được nhận thức đúng đắn. Là sự thật bất biến, hiển nhiên, không thay đổi và trường tồn theo thời gian. Chân lý là kết quả được đúc kết từ nhận thức hiện thực khách quan của con người.
Chân lý không thuộc về số đông. Nó không phải là tư tưởng được nhiều người chấp nhận hay được tạo ra bởi những người giàu có, có quyền lực và địa vị trong xã hội. Chân lý thuộc về nhận thức nhưng nhận thức đó phải phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm chứng.
Chân lý trong tiếng Anh được viết là truth, chỉ sự đúng đắn và đáng tin cậy của một hành động hoặc ý kiến nào đó. Chân lý được đúc rút thông qua sự quan sát, các bằng chứng, lập luận hợp lý và nó đối lập với giả thuyết, sự sai lệch hay mập mờ.
Ví dụ về chân lý
Những ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về chân lý là gì nhé:
- Trái đất tự xoay quay quanh mình và mặt trời.
- Nước ở nhiệt độ 100 độ C sẽ bay hơi.
- Không có gì đáng quý hơn độc lập, tự do.
- “Khách hàng là thượng đế” là chân lý kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp theo đuổi.
- “Ở hiền gặp lành” là chân lý cuộc đời mà ai cũng biết.
Chân lý có tính chất gì?
Tính khách quan
Tính khách quan của chân lý phản ánh nội dung tri thức phù hợp với thực tế khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan. Nó không phải là sự kết luận tùy tiện của con người hay theo số đông mà tri thức đó thuộc về thế giới khách quan.
Ví dụ: Một người bình thường có 2 tay, 2 chân, có 10 ngón tay và 10 ngón chân.
Tính cụ thể
Tính cụ thể của chân lý là gì? Đó là việc đặt nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định trong điều kiện, không gian, hoàn cảnh,… cụ thể. Điều đó có nghĩa là nội dung của tri thức luôn gắn liền với một đối tượng xác định, diễn ra trong một khoảng thời gian hoặc hoàn cảnh nào đó. Nếu thoát ly khỏi những điều kiện cụ thể thì nhận thức sẽ rơi vào sự trừu tượng. Tuy nhiên, chân lý luôn là cụ thể, không bao giờ có chân lý trừu tượng.
Ví dụ:
- Trong mặt phẳng, tổng ba góc của một tam giác là 180 độ.
- Trong tam giác vuông, tổng số đo hai góc nhọn phụ nhau bằng 90 độ.
- Nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C nếu nước đó là nước tinh khiết, đã được lọc sạch tạp chất.
Tính tương đối và tuyệt đối
Chân lý tương đối là chân lý chưa phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan. Còn chân lý tuyệt đối là chân lý đã phản ánh được đầy đủ hiện thực khách quan.
Tính chất này của chân lý nằm thể hiện rằng mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một điều kiện nhất định. Ngoài giới hạn đó thì có thể nó không chính xác. Mặt khác, mỗi chân lý trong giới hạn nhất định cũng chỉ phản ánh được một phần hiện thực khách quan.
Chân lý tương đối và tuyệt đối không tách rời nhau mà có sự thống nhất biện chứng với nhau. Chân lý tuyệt đối là tổng các chân lý tương đối gộp lại. Mặt khác, trong mỗi chân lý tương đối bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố mang tính tuyệt đối.
Việc nhận thức đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa tính tương đối và tuyệt đối của chân lý giúp chúng ta có thể khắc phục những sai lầm cực đoan trong nhận thức. Nếu cường điệu tính tuyệt đối mà bỏ qua hoặc hạ thấp tính tương đối sẽ dễ mắc căn bệnh bảo thủ, trì trệ. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính tương đối sẽ khiến chân lý không có sự khách quan.
Ví dụ với chân lý “Trong mặt phẳng, tổng ba góc của một tam giác là 180 độ”. Nếu điều kiện thay đổi, tức là không phải trong giới hạn mặt phẳng nữa thì định lý này chưa chắc đã chính xác mà chỉ mang tính tương đối.
Vai trò của chân lý là gì?
Chân lý có vai trò vô cùng quan trọng đối với thực tiễn. Trong quá trình phát triển, con người sẽ có những hoạt động cụ thể để cải biến môi trường và xã hội. Quá trình này đã làm phát triển hoạt động nhận thức của con người. Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn chỉ thành công khi con người vận dụng đúng đắn tri thức khách quan. Vì vậy, chân lý là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của hoạt động thực tiễn.
Hơn nữa, mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn là mối quan hệ song song. Chân lý phát triển nhờ thực tiễn; thực tiễn nhờ vận dụng chân lý mà đạt hiệu quả tốt nhất.
Quan điểm biện chứng giữa thực tiễn và chân lý đòi hỏi quá trình nhận thức của con người phải xuất phát từ thực tiễn thì đạt được chân lý. Đồng thời phải vận dụng thường xuyên chân lý vào thực tiễn để phát triển thực tiễn và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Có thể bạn quan tâm:
Tiêu chuẩn của chân lý là gì?
Thực tiễn là tiêu chuẩn, thước đo của chân lý. Điều này đã được triết học Mác – Lênin kiểm định rõ ràng. Chúng ta không thể dùng tri thức để kiểm định tri thức hay lấy sự hiển nhiên, sự tán thành của số đông để kiểm tra tính đúng, sai của tri thức. Mà chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn để kiểm định và đánh giá tri thức.
Thực tiễn là hoạt động vật chất mang tính khách quan, diễn ra độc lập với nhận thức và luôn vận động. Qua đó nó có thể thúc đẩy nhận thức cùng phát triển. Không chỉ đóng vai trò làm thước đo giá trị của nhận thức, thực tiễn còn giúp bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện nhận thức. Vì vậy, thực tiễn là cơ sở, động lực và là tiêu chuẩn để kiểm định chân lý.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ chân lý là gì. Mọi thắc mắc hay góp ý về bài viết vui lòng để lại dưới bình luận, maydanhbongsan.com luôn sẵn sàng đón nhận để mang đến nhiều thông tin giá trị cho quý bạn đọc.