Thực tiễn và nhận thức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Ý nghĩa của thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức thể hiện như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng maydanhbongsan.com tìm hiểu nhé!
Contents
Thực tiễn là gì?
Kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà triết học trước đó, Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra quan điểm giải thích hoạt động thực tiễn là gì như sau:
Thực hiện là những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sự – xã hội nhằm cải biên thế giới khách quan của con người. Hay nói cách khác, thực tiễn là khi con người sử dụng các công cụ tác động vào đối tượng khiến cho đối tượng thay đổi theo mục đích của bản thân.
Thực tiễn là hoạt động mang tính tự giác của con người, không phải là hoạt động thụ động hay dựa theo bản năng như các loài động vật. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động có mục đích đều là thực tiễn. Các hoạt động như nghiên cứu khoa học, tư duy,… đều có mục đích cụ thể nhưng chỉ được xếp vào nhóm hoạt động tinh thần, không phải là hoạt động thực tiễn.
Nhận thức là gì?
Nhận thức là quá trình phản ánh tri thức về hiện thực khách quan vào bộ óc của con người. Hiểu đơn giản hơn, nhận thức là sự am hiểu, hiểu biết của con người đối với hiện thực khách quan.
Sự nhận thức của con người có ý thức nhưng cũng vô thức, vừa cụ thể lại vừa mang tính trừu tượng. Trong quá trình nhận thức, con người sẽ vận dụng tri thức sẵn có để giải quyết vấn đề và tạo ra tri thức mới.
Ví dụ về thực tiễn
Những ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tính thực tiễn là gì nhé:
- Công nhân vệ sinh dùng chổi và các dụng cụ khác để dọn rác ven đường, làm sạch môi trường.
- Công nhân nhà máy tác động vào hệ thống máy móc để tạo ra sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người.
- Người nông dân sử dụng liền, máy gặt,… tác động vào cây lúa để thu hoạch thóc, tạo ra nguồn thực phẩm nuôi sống con người.
- Hoạt động lấy ý kiến cử tri, bầu cử đại biểu Quốc hội,… là các hoạt động thực tiễn.
Đặc điểm của thực tiễn là gì?
Tính vật chất
Thực tiễn là các hoạt động có mục đích, sử dụng các phương tiện vật chất tác động đến đối tượng, khiến nó biến đổi và tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. Chỉ có thực tiễn mới có thể trực tiếp làm thay đổi thế giới hiện thực. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của thực tiễn, là cơ sở để phân biệt thực tiễn với các hoạt động lý luận khác.
Tính lịch sự – xã hội
Thực tiễn là sản phẩm của lịch sử toàn thế giới, thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên trong quá trình sản xuất. Ở từng giai đoạn lịch sử, hoạt động thực tiễn diễn ra khác nhau, thay đổi về cả phương thức hoạt động.
Các hình thức cơ bản của thực tiễn là gì?
Sản xuất vật chất
Đây là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất đối với xã hội. Bởi ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, con người cần sản xuất để tồn tại.
Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, giúp con người tồn tại và phát triển. Không chỉ vậy, hoạt động này còn giúp con người vượt ra khỏi khuôn khổ của các loài vật.
Hoạt động chính trị – xã hội
Đây là hoạt động thể hiện tính tự giác của con người nhằm phát triển, hoàn thiện các thiết chế xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và các mục đích khác. Hoạt động chính trị – xã hội bao gồm đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp, đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội, cải tạo các mối quan hệ chính trị – xã hội,…
Hoạt động thực nghiệm khoa học
Hoạt động này được tiến hành trong điều kiện do con người tạo ra để theo dõi sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu. Thực nghiệm khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, nhất là trong thời kỳ cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn có vai trò to lớn và rất quan trọng đối với nhận thức, đó là:
Là nguồn gốc và cơ sở hình thành nhận thức
Thực tiễn là nguồn tri thức và là đối tượng, cơ sở hình thành nên nhận thức. Hoạt động thực tiễn tạo điều kiện cho nhận thức phát triển, giúp con người tìm hiểu sâu xa hơn về thế giới tự nhiên và xã hội.
Là động lực của nhận thức
Ý nghĩa của thực tiễn là gì? Thực tiễn là động lực giúp nhận thức phát triển. Thực tiễn trang bị các phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách để rà soát nhận thức. Đồng thời tạo điều kiện để hình thành tri thức mới, nâng cao sự hiểu của con người về thế giới khách quan.
Là mục đích của nhận thức
Mục đích cuối cùng của nhận thức là cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của xã hội. Sự phát triển của nhận thức đều bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn yêu cầu.
Nhận thức chỉ thực sự có giá trị khi nó giúp thực tiễn hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, cũng nhờ có thực tiễn mà ta có thể kiểm định nhận thức đúng hay sai. Mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn là mối quan hệ song song hai chiều.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra và đánh giá chân lý. Bởi thông qua hoạt động thực tiễn, tri thức có thể tác động vào đối tượng, biến nó trở thành đối tượng khách quan. Từ đó, có căn cứ để đánh giá nhận thức đó đúng hay sai, có đạt đến chân lý hay không.
Trong khi đó, những tư tưởng và tư duy thường chỉ mang tính chất chủ quan. Chúng không đủ điều kiện để kiểm tra tính chính xác về sự phát triển biện chứng của nhận thức.
Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là gì?
Thực tiễn và lý luận có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Sự thống nhất đó bắt nguồn từ việc chúng đều là hoạt động của con người, nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và xã hội để thỏa mãn nhu cầu của con người.
- Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn và lấy “chất liệu” từ thực tiễn. Lý luận hình thành không phục vụ cho chính nó mà phục vụ cho thực tiễn.
- Lý luận mở đường, hướng dẫn các hoạt động của thực tiễn đi đúng hướng. Nó đưa cho thực tiễn những tri thức đúng đắn của hiện thực khách quan. Qua đó hình thành cơ sở để đặt ra mục tiêu, phương hướng thực hiện phù hợp cho thực tiễn.
- Mặc dù có sự thống nhất nhưng mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn cũng tồn tại sự mâu thuẫn. Điều này sẽ xảy ra khi giai cấp thống trị trở nên lạc hậu, phản động.
Một số câu hỏi thắc mắc khác
Thực tiễn và thực tế có giống nhau không?
Thực tế và thực tiễn thường bị nhầm lẫn khi sử dụng. Để phân biệt, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm thực tiễn, thực tế là gì.
- Thực tiễn: Đây là các hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội nhằm cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn là phương thức tồn tại của con người, gắn kết mối quan hệ giữa con người với thế giới. Thực tiễn không ngừng bổ sung và phát triển qua các thời kỳ lịch sử khác nhau.
- Thực tế: Đây là tất cả những thứ có thật, tồn tại trong đời sống của con người một cách tự nhiên, không phải là những thứ do chúng ta tưởng tượng ra.
Có thể bạn quan tâm:
Liên hệ thực tế là gì?
Liên hệ thực tế là sự kết nối giữa các quan điểm, ý kiến hoặc kiến thức lý thuyết với thế giới xung quanh. Nó đề cập đến việc làm sao để các ý tưởng được áp dụng và thích nghi với các tình huống thực tế.
Giá trị thực tiễn là gì?
Giá trị thực tiễn là các nguyên tắc, giá trị, quan điểm được hình thành dựa trên tình huống hoặc yêu cầu cụ thể của thực tế thay vì dựa vào lý trí hoặc lý thuyết. Hay nói cách khác, giá trị thực tiễn được hình thành dựa trên kinh nghiệm và sự hiểu biết thực tế của đối tượng.
Trên đây là bài viết chia sẻ thực tiễn là gì, các hình thức cơ bản và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Mong rằng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả của maydanhbongsan.com nhé!