Momen xoắn là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng, quyết định “sức mạnh” động cơ của các loại máy móc, thiết bị điện tử,…Vậy momen xoắn là gì? Momen xoắn cực đại là gì? Momen xoắn được tính bởi công thức nào? Hãy cùng maydanhbongsan.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Momen xoắn là gì?
Momen xoắn là gì? Momen xoắn được hiểu là lực xoắn, có vai trò tạo ra các chuyển động quay cho động cơ hoặc khiến một vật thể xoay quanh trục. Do đó, momen xoắn càng lớn chứng tỏ động cơ của máy càng khỏe và ngược lại.
Đơn vị đo của momen xoắn là Pound feet (lb-ft) hoặc Newton mét (Nm).
Momen xoắn cực đại là gì?
Momen xoắn cực đại là thông số đại diện độ lực tối đa mà động cơ có thể cung cấp. Ví dụ, một chiếc xe đạt momen xoắn cực đại sẽ có lực kéo khỏe và chở được trọng tải nặng. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây vẫn được coi là momen xoắn vì giúp máy đạt được một hoặc một vài thông số tối đa mà xe có thể thực hiện được.
- Momen xoắn cực đại đạt được ở vòng tua máy dài giúp ô tô chở được nhiều hàng hóa nặng hơn bình thường.
- Momen xoắn cực đại đạt được ở vòng tua máy thấp giúp xe tiết kiệm nhiên liệu tối đa, đồng thời tăng khả năng tăng tốc cho máy.
Như vậy, một chiếc xe mặc dù có thể chạy được vận tốc 350km/h cũng chưa chắc đã trở được trọng tải nặng quá 500kg. Ngược lại, mặc dù vận tốc xe chỉ đạt 250km/h, nhưng chiếc xe vẫn hoàn toàn có khả năng trở trọng tải trên 500kg.
Công thức tính momen xoắn
Công thức tính momen xoắn được quy định là: T=P*9.55/n. Trong đó:
- T: lực momen xoắn trên trục của động cơ (Nm)
- P: công suất động cơ điện (kW)
- n: tốc độ động cơ (vòng/phút)
Bài tập về momen xoắn
Bài tập 1: Giải thích nguyên lý hoạt động của cân (hình 1) dựa trên khái niệm momen xoắn.
Đáp án:
Theo quy tắc momen, ta có:
P <đồng hồ cát> * d1 = P <tiền> * d2 (với d1, d2 là 2 cánh tay đòn của cân)
Vì d1 = d2, ta có: P <đồng hồ cát> = P <tiền>
Từ đó, suy ra: m <đồng hồ cát> = m <tiền>
Bài tập 2: Một người dùng búa để nhổ chiếc đinh đang đóng trên bàn gỗ (như hình 2). Được biết, khi ấy người đó đã tác dụng một lực 100N vào đầu búa. Hỏi lực cản do gỗ tác dụng lên đinh là bao nhiêu theo công thức tính momen xoắn?
Hình 2
Đáp án:
Giả sử lực cản của gỗ tác dụng vào đinh là Q. Áp dụng quy tắc momen xoắn, ta có: F * d1 = Q * d2 ⇔ 100 * 0.2 = Q * 0.02 → Q = 1000N.
Bài tập 3: Một người đang dùng cuốc để bẫy hòn đá như hình 3. Được biết người đã tác dụng một lực 100N vào cán búa, chiều dài cán là 50cm. Hỏi mô men xoắn trong trường hợp này bằng bao nhiêu?
Hình 3
Đáp án:
Áp dụng công thức tính momen xoắn, ta có: M = F2 * d2 = 100 * 0.5 = 50 (Nm)
Trên đây là toàn bộ lý thuyết về momen xoắn mà maydanhbongsan.com muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu momen xoắn là gì và công thức tính momen xoắn để vận dụng vào bài tập một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về momen xoắn nói riêng hay kiến thức vật lý phổ thông nói chung, đừng quên để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp ngay khi có thể!
Có thể bạn quan tâm: