Phúc khảo là thuật ngữ thường được nhắc đến sau khi kết quả thi được công bố. Vậy phúc khảo là gì? Điểm phúc khảo là gì? Điều kiện gửi đơn phúc khảo là gì? Tại sao học sinh, sinh viên phải chấm phúc khảo?… Tất cả sẽ được maydanhbongsan.com bật mí trong bài viết dưới đây!
Contents
Phúc khảo là gì?
Phúc khảo là gì? Phúc khảo là một động từ được sử dụng để chỉ hành động đánh giá, chấm lại bài thi nếu người chấm thi chấm không đúng với số điểm mà thí sinh đã tính trước đó.
Khi phúc khảo, điểm thi của bạn có thể được thay đổi theo 3 diễn biến sau: điểm giảm, điểm tăng và điểm được giữ nguyên. Vì thế, trước khi đưa ra quyết định có nộp hồ sơ chấm phúc khảo hay không, bạn cần đánh giá và cân nhắc thật kỹ vấn đề này.
Tầm quan trọng của việc chấm phúc khảo
Trong quá trình học tập, thi cử, các bạn học sinh, sinh viên đều phải trải qua các kỳ thi nếu muốn tiếp tục theo đuổi con đường học tập. Do đó, mỗi học sinh, sinh viên đều có quyền đòi lại sự công bằng cho bản thân khi thấy có sự sai lệch trong điểm thi; nhằm được công nhận và đánh giá đúng năng lực của bản thân
Điều kiện phúc khảo bài thi
Khi tham gia thi cử, mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi. Nếu nhận thấy kết quả không đúng với khả năng làm bài trước đó, sinh có thể làm đơn phúc khảo bài thi trong vòng 10 ngày (kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi). Tuy nhiên, điểm phúc khảo chỉ được công nhận khi điểm chấm lại lệch từ 1 điểm trở lên so với điểm trước đó.
Hội đồng phúc khảo kỳ thi sẽ bắt đầu làm việc chậm nhất 15 ngày (kể từ ngày niêm yết kết quả thi) và sẽ công khai kết quả phúc khảo ngay sau khi Hội đồng phúc khảo hoàn tất công việc.
Sau đây là những quy định cụ thể về phúc khảo điểm thi kết thúc học phần
- Tiếp nhận đơn phúc khảo (đơn phúc khảo theo mẫu nhà trường, lệ phí)
- Tổ chức chấm phúc khảo:
○ Phòng ban sẽ tổng hợp và gửi công văn tới Khoa/bộ môn có môn thi phải chấm phúc khảo. Sau đó, nhà trường sẽ yêu cầu trưởng bộ môn có trách nghiệm lập danh sách các cán bộ tham gia chấm phúc khảo.
○ Xử lý kết quả: Điểm phúc khảo sẽ được Hội đồng chấm kết luận là điểm thi kết thúc học phần môn nếu điểm chấm lại chênh lệch so với điểm ban đầu. Ngoài ra, hình thức chấm phúc khảo với các bài thi sẽ có sự khác nhau, cụ thể:
Cách chấm phúc khảo | |
Bài thi tự luận | – Có 2 cán bộ chấm thi bằng 2 màu mực khác nhau
– Nếu điểm của 2 cán bộ giống nhau, thì điểm đó được coi là điểm phúc khảo chính thức – Nếu điểm của 2 cán bộ khác nhau, thì điểm đó không được công nhận và trưởng ban phúc khảo sẽ phải chấm lại. Sau đó, điểm phúc khảo chính thức sẽ bằng điểm trung bình cộng của 3 lần chấm phúc khảo |
Bài thi trắc nghiệm | – Được phúc khảo bởi đầy đủ các thành viên của tổ chấm phúc khảo và bộ phận giám sát.
– Cán bộ phúc khảo sẽ đối chiếu với từng câu hỏi đã tô trên phiếu trả lời với kết quả đúng đã lưu trong máy tính. – Trong trường hợp kết quả điểm thi có sự sai lệch, tổ chấm điểm sẽ in phiếu chấm từ phần mềm để lưu hồ sơ, đồng thời xác định nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch. – Nếu kết quả có sự chênh lệch, thí sinh sẽ nhận được điểm mới (điểm phúc khảo), điểm này có thể cao hơn, thấp hơn điểm ban đầu. |
○ Công bố kết quả: Kết quả phúc khảo sẽ được gửi về Phòng Đào tạo và đăng tải lên website của nhà tường, đồng thời thu hồi và hủy Giấy chứng nhận kết quả thi trước đó của thí sinh.
Hướng dẫn phúc khảo điểm thi online
– Bước 1: Để tra cứu kết quả học tập, thi cử, sinh viên cần đăng nhập và chọn mục “Theo dõi kết quả học tập” ở website/app chính thức của nhà trường.
– Bước 2: Sau khi thấy điểm thi có sự sai lệch, bạn cần chọn “Nộp đơn phúc tra” ở menu. Vùng xanh dưới đây sẽ tượng trưng cho những môn bạn đã thi và có thể phúc khảo.
– Bước 3: Chọn đúng học phần/môn thi cần phúc khảo lại điểm thi
– Bước 4: Chọn “Nộp đơn” để gửi yêu cầu phúc khảo bài thi theo quy định
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là toàn bộ thông tin về phúc khảo mà thosuaxe.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết phúc khảo là gì, điều kiện chấm phúc khảo, lý do vì sao nên chấm phúc khảo bài thi,…
Ngoài ra, đừng quên để lại bình luận phía hoặc truy cập website maydanhbongsan.com để tìm hiểu thêm nhiều nội dung hay ho, hữu ích khác về chủ đề này bạn nhé!