Khi đứng trước nghịch cảnh, có người lựa chọn rút lui vì sợ thất bại nhưng cũng có người dám dũng cảm đối mặt. Vậy dũng cảm là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của lòng dũng cảm là gì? Làm thế nào để rèn luyện lòng dũng cảm? Theo dõi những chia sẻ dưới đây của maydanhbongsan.com để hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Dũng cảm là gì?
Thế nào là lòng dũng cảm? Dũng cảm là có dũng khí, bản lĩnh, không ngại đối mặt với nghịch cảnh, dám đương đầu với mọi thử thách cản trở bản thân. Dũng cảm là dám đối diện với nỗi sợ của chính mình, làm những việc mà người khác không dám để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội.
Dũng cảm là phẩm chất quý báu của con người. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời chiến hay thời bình thì tinh thần ấy vẫn luôn được đánh giá cao và khuyến khích phát huy.
Biểu hiện của lòng dũng cảm là gì?
Tùy theo từng hoàn cảnh mà lòng dũng cảm có cách biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Trong cuộc sống
- Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, bước ra khỏi vòng an toàn để đương đầu với thử thách, hiện thực hóa ước mơ của mình.
- Sẵn sàng hy sinh vì tập thể, đất nước.
- Không lo sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu và các thế lực tàn bạo để bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ người yếu thế hơn mình.
Trong công việc
- Dám lên nêu ý kiến và bảo vệ quan điểm cá nhân. Lưu ý, quan điểm này phải đúng và có giá trị. Nếu bạn cứ khăng khăng bảo vệ một quan điểm sai lầm thì đó là sự bảo thủ, không phải lòng dũng cảm.
- Gặp khó khăn thì không nản chí, bỏ cuộc mà coi đó là cơ hội để rèn luyện bản thân.
- Dũng cảm thừa nhận sai lầm, thiếu sót của bản thân và tìm cách khắc phục.
Ý nghĩa của lòng dũng cảm là gì?
Lòng dũng cảm là một đức tốt đẹp, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho chúng ta và những người xung quanh. Cụ thể như sau:
- Giúp con người trở nên mạnh mẽ, quyết đoán, tự tin và tự chủ hơn trong cuộc sống.
- Dám đương đầu với thử thách, không chùn bước khi gặp khó khăn. Người dũng cảm luôn tìm cách biến trở ngại thành cơ hội. Bởi vậy, họ thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và công việc.
- Lòng dũng cảm giúp chúng ta vượt qua giới hạn và hiểu rõ bản thân mình hơn.
- Người có lòng dũng cảm, nghĩa hiệp thường có những hành động cao đẹp, góp phần giúp cuộc sống văn minh và tươi đẹp hơn.
Ví dụ về lòng dũng cảm
Ngược thời gian về quá khứ, chúng ta có rất nhiều tấm gương quả cảm, gan dạ, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh để giành độc lập cho đất nước. Ví dụ như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta với hành trình tìm đường cứu nước kéo dài suốt 30 năm. Liệt sĩ Bế Văn Đàn với trái tim quả cảm, xung phong làm giá đỡ cho đồng đội tiêu diệt quân địch trong trận chiến Điện Biên Phủ (1954).
Hay như câu chuyện của liệt sĩ Phan Đình Giót dùng thân mình lấp lỗ châu mai để tiêu diệt hỏa lực của địch. Chúng ta không thể nào quên tư thế hiên ngang, bất khuất của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi dù đứng trước họng súng của kẻ địch vẫn hô to khẩu hiệu “Hồ Chí Minh Việt Nam muôn năm!”, “Mỹ – Ngụy hãy cút khỏi Việt Nam”,…
Ngoài ra, còn rất nhiều tấm gương anh hùng về lòng dũng cảm, gan dạ như Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Văn Ơn, Lý Tự Trọng, Đặng Thùy Trâm, 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc,…
Không chỉ trong thời chiến, ở thời bình chúng ta cũng có những câu chuyện ý nghĩa về lòng dũng cảm. Đó là câu chuyện của anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm cứu cháu bé rơi từ tầng 12 chung cư. Đại úy thái Ngô Hiếu đã cứu cùng lúc 4 nạn nhân bị đuối nước. Nam thanh niên Nguyễn Văn Nhã đã dũng cảm quên mình để cứu 3 bạn nữ bị đuối nước,… Họ đều là những con người bình thường nhưng có điểm chung là tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì người khác mà không hề toan tính.
Bí quyết rèn luyện lòng dũng cảm là gì?
Hiểu rõ ý nghĩa của lòng dũng cảm là j thì càng thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện đức tính này trong cuộc sống. Dưới đây là một vài cách giúp bạn có thể cải thiện và nâng cao lòng dũng cảm cho bản thân:
Thừa nhận và đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân
Đối mặt với nỗi sợ của bản thân, nhiều người lựa chọn phớt lờ hoặc giả vờ nó không tồn tại. Điều này càng khiến bạn sợ hãi và khó kiểm soát hơn.
Vì vậy, hãy thừa nhận nỗi sợ của mình và đào sâu nguyên nhân gốc rễ đằng sau rồi tìm cách khắc phục. Có thể bạn không gạt bỏ hết chúng ra khỏi đầu nhưng biết cách chế ngự được cũng đã là tín hiệu tốt.
Suy nghĩ tích cực
Những suy nghĩ tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển và khiến bạn trở nên rụt rè hơn, không dám làm gì. Vậy nên hãy luôn suy nghĩ tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng chính là lời động viên tốt nhất giúp bạn thêm tự tin và vượt qua mọi nỗi sợ hãi.
Chấp nhận thất bại
Cách rèn luyện lòng dũng cảm là gì? Hãy mạnh dạn làm mọi thứ và đừng bao giờ sợ thất bại. Thay vì chú trọng vào thất bại, hãy tập trung học hỏi, tích lũy kiến thức để hoàn thiện hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân chỉ vì thất bại. Điều nên làm lúc này là tìm hiểu lý do và tìm cách khắc phục nhược điểm của mình.
Biến dũng cảm trở thành một thói quen
Cuốn sách Fear Is Not An Option của tác giả Monica Berg đã khuyên rằng chúng ta hãy lập danh sách những điều khiến mình sợ hãi và thực hiện chúng. Hãy bắt đầu từ cái dễ nhất và dần tiến lên. Khi học được cách dũng cảm, bạn sẽ thấy mình đã bỏ lỡ rất nhiều thứ tuyệt vời trong cuộc sống này chỉ vì sự sợ hãi.
Thực hành chánh niệm
Nỗi sợ hãi hay lo sợ thất bại hoàn toàn do tâm trí chúng ta tạo ra. Bạn sợ những gì có thể xảy ra chứ không phải những thứ đang xảy ra trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, hãy thực hành chánh niệm, tập trung vào thực tại để kiểm soát nỗi sợ của bản thân.
Một số thắc mắc khác
Dũng cảm tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, có rất nhiều từ mang ý nghĩa là dũng cảm như brave, valiant, bold, fearless, courageous,…
Từ đồng nghĩa với dũng cảm là gì?
Các từ đồng nghĩa (cùng nghĩa) với từ dũng cảm là gan dạ, can đảm, kiên cưỡng,…. Trái nghĩa với dũng cảm là sự hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,…
Sự khác biệt giữa liều lĩnh và dũng cảm là gì?
Ranh giới giữa liều lĩnh và dũng cảm rất mong manh khiến chúng ta vô tình nhầm lẫn và phạm phải sai lầm đáng tiếc. Một người dũng cảm không kiêng dè bất kỳ khó khăn, trắc trở nào trong cuộc sống. Họ có tinh thần và nghị lực vô cùng mạnh mẽ, có thế vượt qua mọi rào cản.
Tuy nhiên, dũng cảm khác liều lĩnh ở chỗ là luôn có sự cân nhắc và suy nghĩ chu toàn trước khi hành động. Trong khi đó, liều lĩnh là bất chấp mọi thứ, cứ hăng hái xông lên mà không hề suy nghĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Người dũng cảm có suy nghĩ chín chắn, trưởng thành nên gần như làm việc gì cũng thành công. Còn kẻ liều lĩnh, suy nghĩ nóng vội, non nớt thì luôn mắc sai lầm và thất bại.
Trên đây là bài viết giải thích nghĩa của từ dũng cảm là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đức tính này và tìm được phương pháp thích hợp để rèn luyện lòng dũng cảm cho bản thân nhé!