Đảo ngữ là gì? Đây là phần kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ Văn và Ngoại Ngữ phổ thông. Trong bài viết, supperclean.vn sẽ giúp bạn ôn luyện về khái niệm, tác dụng, cách sử dụng đảo ngữ trong tiếng Việt và tiếng Việt nhé!
Contents
Đảo ngữ là gì? Cho ví dụ
Đảo ngữ là việc đảo trật tự cú pháp câu nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, đặc điểm của sự vật hoặc thể hiện tình cảm, cảm xúc của người nói. Thông thường, người ta thường đảo trợ từ hoặc động từ lên trước chủ ngữ. Đảo ngữ làm thay đổi trật tự từ nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có của câu.

Ví dụ về đảo ngữ:
Câu bình thường: Vài chú tiều đang lom khom dưới núi.
Hình thức đảo ngữ xuất hiện cả trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Kiến thức về đảo ngữ trong tiếng Việt
Tác dụng của biện pháp đảo ngữ là gì?
Đảo ngữ là gì trong tiếng Việt? Thực chất, đảo ngữ là là một biện pháp tu từ thay đổi trật tự câu từ để tạo ra dụng ý nghệ thuật và sắc thái tu từ. Chúng thường được sử dụng phổ biến trong văn chương với các mục đích sau:
- Tăng tính gợi hình, gợi cảm và tăng sự sinh động cho cách diễn đạt.
- Nhấn mạnh hình ảnh sự vật hoặc con người để tạo điểm nhấn và gây sự chú ý.
- Thể hiện cảm xúc, tâm tư tình cảm được người nói hoặc người viết giấu kín.
Phân loại đảo ngữ tiếng Việt
Chắc hẳn qua những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu phép đảo ngữ là gì rồi phải không? Vậy có những loại đảo ngữ nào?
Trong tiếng Việt, người ta chia đảo ngữ thành các loại sau:
- Đảo thành phần trong câu: Chủ yếu là đảo thành phần vị ngữ lên đằng trước chủ ngữ.
Ví dụ: Bạc phơ mái tóc người cha. (Câu bình thường: Mái tóc người cha bạc phơ).
- Đảo các thành tố trong một cụm từ: Ví dụ: Biếc đồi nương. (câu thuận là “đồi nương biếc”).

Bài tập đảo ngữ tiếng Việt
Phương pháp làm chung: Hiểu rõ khái niệm biện pháp tu từ đảo ngữ là gì, tác dụng và cách phân loại.
Bài tập minh họa:
Ví dụ 1: Hãy chỉ ra và cho biết dụng ý của biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau:
“Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay”.
=> Lời giải:
Biện pháp tu từ đảo ngữ đã được tác giả sử dụng trong câu thơ thứ 2. Thay vì nói theo chiều thuận “Thay những con đường ong bay lặng thầm”, nhà thơ đã đảo vị ngữ “lặng thầm” lên đầu câu để nhấn mạnh ý nghĩa cao đẹp. Đó là sự hi sinh, lao động thầm lặng, không biết mệt mỏi của đàn ong. Biện pháp này không chỉ giúp tăng tính gợi hình mà còn khiến mạch thơ trôi chảy và tự nhiên hơn.
Ví dụ 2: Nêu tác dụng của phép đảo ngữ trong đoạn thơ sau:
“Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.”
=> Lời giải:
Từ “xanh ngát” (câu thơ thứ 3) và “trắng” (câu thơ thứ 4) đã được tác giả sử dụng phép đảo ngữ. Các diễn đạt thông thường như sau: “bóng cây xanh mát” và “cánh buồm trắng”. Việc đảo các tính từ “trắng, xanh” lên trước có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm của sự vật (bóng cây, cánh buồm) và khơi gợi cảm xúc cho người đọc.
Ví dụ 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây. Hãy thử so sánh chúng với cách diễn đạt thông thường.
“Em ạ, Cuba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngọt, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương…”
=> Lời giải:
Phép đảo ngữ đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ sau:
- “Ngọt lịm đường”, diễn đạt xuôi là “đường ngọt lịm”
- “Mía xanh đồng bãi”, diễn đạt xuôi là “đồng bãi mía xanh”
- “Biếc đồi nương”, diễn đạt xuôi là “đồi nương biếc”
- “Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại”, diễn đạt xuôi “nông trại cam ngon, xoài vàng ngọt”
Với cách diễn đạt xuôi, có thể thấy rằng không có điểm gì nổi bật và hấp dẫn. Tuy nhiên, phép đảo ngữ đã giúp nhấn mạnh, làm nổi bật đặc điểm cỏ cây, hoa lá của đất nước Cuba. Đây không chỉ đơn thuần là dụng ý mà còn là sự khéo léo và thông minh của bậc thi nhân.
Ví dụ 4: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ đảo ngữ, hãy khôi phục cách diễn đạt thông thường cho những câu dưới đây:
- Xanh biếc dòng sông, tím rực hai bên bờ màu hoa oải hương.
- Xa xa, thấp thoáng vài ngôi nhà, lững thững mấy con én nhỏ bay về tổ.
=> Lời giải:
- Dòng sông xanh biếc, màu hoa oải hương rực tím hai bên bờ.
- Xa xa, vài ngôn nhà thấp thoái, mấy con én nhỏ lững thững bay về tổ.
Kiến thức về đảo ngữ tiếng Anh
Câu đảo ngữ là gì?
Tương tự như trong tiếng Việt, đảo ngữ là việc đưa trợ đồng từ hoặc phó từ lên đầu câu để nhấn mạnh hành động của chủ ngữ. Đảo ngữ thường được dùng nhiều trong văn viết, nhất là các văn bản mang tính chất quan trọng như báo cáo, bài báo,…
Cấu trúc ngữ pháp chung của câu đảo ngữ tiếng Anh:

Ví dụ:
He never wake up before 9am (Anh ấy không bao giờ thức dậy trước 9 giờ sáng)
=> Never does he wake up before 9a.m. (để nhấn mạnh đến việc “không bao giờ làm” của anh ấy).
Các cấu trúc đảo ngữ thường gặp
* Trạng từ tần suất
Lưu ý: Chủ yếu là các trạng từ mang ý nghĩa phủ định.
Ví dụ:
She rarely gets up early.
=> Rarely does she get up early.
* Đảo ngữ với câu điều kiện
Lưu ý: Chỉ đảo ngữ trong mệnh đề if và giữ nguyên mệnh đề còn lại.
Ví dụ:
If I were tall, I would become a model.
=> Were I tall, I would become a model.
* Câu đảo ngữ với until
* Một số cách đảo ngữ khác
Xem thêm:
Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi đảo ngữ là gì và một số thông tin liên quan. Mong rằng sẽ mang đến nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, hỗ trợ cho bạn đọc trong quá trình học tập và ôn luyện. Nếu bạn có bài tập hay câu hỏi thắc mắc thì hãy để lại bình luận vào cuối bài viết cho mình biết nhé!