Môi trường là nhân tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự sống còn và phát triển của con người và các loài sinh vật khác trên Trái Đất. Vậy môi trường là gì? Tầm quan trọng của môi trường? Các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? Đáp án sẽ được maydanhbongsan.com bật mí ngay trong bài viết này nhé!
Contents
Môi trường là gì?
Môi trường là tập hợp các tất cả những yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo bao quanh chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người. Đó là các yếu tố như nước, không khí, sinh vật, độ ẩm, xã hội,…
Hay hiểu một cách đơn giản hơn, môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật khác (động vật, thực vật, vi sinh vật,..). Nó cung cấp cho chúng ta không khí để hô hấp; đất đai để xây dựng nhà cửa, trồng trọt; cung cấp cho chúng ta các loại khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người,… Đồng thời, nó cũng là nơi chứa toàn bộ rác thải, phế liệu do chính chúng ta tạo ra.
Có mấy loại môi trường?
Trong quá trình tìm hiểu khái niệm môi trường là gì, mình nhận thấy môi trường được chia thành 3 loại chính sau. Cụ thể như sau:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên đất, nước, không khí, hệ sinh thái, biển cả, ánh sáng mặt trời,… Những nhân tố này tồn tại ngoài ý muốn của con người và có tác động ít nhiều đến cuộc sống của con người.
- Môi trường xã hội: Đó là các mối quan hệ tổng thể giữa con người với con người như cam kết, luật lệ, ước định, quy định,… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, quốc gia, huyện, tỉnh, làng, xã, tổ chức, công ty,… Môi trường xã hội sẽ định hướng các hoạt động của con người trong một khuôn khổ nhất định. Từ đó, hình thành nên một cộng đồng đoàn kết, yêu thương và gắn bó lâu dài với nhau.
- Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả những nhân tố do chính con người tạo ra để phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống của mình như: xe máy, ô tô, các công trình kiến trúc, trung tâm thương mại, khu vui chơi – giải trí, công viên,… Môi trường nhân tạo phản ánh khách quan sự phát triển và chất lượng cuộc sống của con người.
Vai trò của môi trường là gì?
Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người và các loài sinh vật khác. Cụ thể như sau:
Phục vụ cuộc sống con người
Tất cả các hoạt động sống của con người đều gắn liền với môi trường, đó là:
- Môi trường cung cấp đất đai để chúng ta xây dựng nhà ở, các công trình kiến trúc, trồng trọt, chăn nuôi,… để cư trú, tồn tại, phát triển và thỏa mãn các giá trị tinh thần của bản thân.
- Môi trường, đặc biệt là hệ thống rừng tự nhiên có nhiệm vụ cải thiện hệ sinh thái, điều hòa không khí, phòng tránh thiên tai như sạt lở đất, lũ lụt,… giúp con người có cuộc sống bình yên và phát triển.
- Biển cả cung cấp nguồn lương thực dồi dào để con người sinh tồn, phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
- Các yếu tố như không khí, năng lượng gió, mặt trời,… cũng được con người tận dụng để phát minh ra sản phẩm hiện đại, phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Là nơi chứa đựng phế thải
Có nạp vào thì sẽ có thải ra, đó là quy luật của tự nhiên. Môi trường là nơi chứa đựng tất cả các rác thải, phế liệu do con người thải ra trong quá trình sống. Các chất này dưới tác động của vi sinh sẽ bị phân hủy và biến đổi phức tạp. Trải qua quá trình biến đổi, các chất thải có thể được tái sử dụng dưới dạng các hình thức khác hoặc cũng có thể tạo thành độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Lưu giữ và cung cấp thông tin
Môi trường, cụ thể hơn là môi trường xã hội là nơi lưu giữ và cung cấp rất nhiều thông tin cho con người. Mọi thông tin về lịch sự phát triển, sự tiến hóa, phát triển văn hóa của người đều được môi trường lưu trữ. Nhờ vậy mà các thế hệ sau có thể dễ dàng tìm kiếm, khai thác thông tin khi cần thiết.
Môi trường cung cấp các tín hiệu báo động về các hiểm họa có thể xảy ra như động đất, núi lửa, bão,… Kết hợp với kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế kỉ, chúng ta có thể dự đoán trước thiên tai và đưa ra phương án đề phòng thích hợp.
Ngoài ra, môi trường còn là nơi cung cấp, lưu giữ nguồn gen động – thực vật quý hiếm, các cảnh quan có giá trị thẩm mĩ, các công trình văn hóa,… phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, thưởng ngoại của con người.
Bảo vệ con người khỏi sự tác động từ bên ngoài
Các thành phần có trong môi trường có nhiệm vụ bảo vệ con người khỏi những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Ví dụ như tầng ozon có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta khỏi sự ảnh hưởng của tia cực tím,…
Ô nhiễm môi trường là gì? Thực trạng ô nhiễm môi trường
Đây là hiện tượng môi trường bị ô nhiễm. Các tính chất hóa học, vật lý, sinh học của môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và nhiều loài sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân gây nên; trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động của con người.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “báo động” của hầu hết các quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Theo ước tính của Bộ tài nguyên và môi trường, mỗi năm, chúng ta tiêu thụ hàng nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật, rác thải, chất thải rắn trong công việc,… Bên cạnh đó, nguồn khí thải do các phương tiện giao thông, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người,… thải ra môi trường cực kỳ lớn, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
Bảo vệ môi trường là gì? Làm sao để bảo vệ môi trường?
Bảo vệ môi trường được hiểu là các hoạt động nhằm giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp. Đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái, khắc phục và ngăn chọn những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
Vì sao cần phải bảo vệ môi trường?
Chúng ta cần phải chung tay bảo vệ môi trường bởi:
- Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Tầm quan trọng của môi trường là gì thì mình đã giải thích rất rõ ở trên, các bạn có thể lướt lên trên để hiểu rõ hơn nhé!
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như thời tiết khắc nghiệt, sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, trái đất nóng lên,…. Những hệ lụy này khiến cho nhiều loài động vật bị mất môi trường sống, không kịp thích ứng với sự biến đổi của khí hậu nên có nguy cơ bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, con người cũng phải chịu nhiều hậu quả nặng nề do ô nhiễm môi trường như mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, phổi, trí não kém phát triển,…
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
- Thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền và vận động mọi người dân chung tay bảo vệ môi trường.
- Khai thác và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên tự nhiên.
- Hạn chế các tác động xấu gây ảnh hưởng đến môi trường như: thu gom rác thải, tái chế rác thải và tái sử dụng.
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch để giảm bớt lượng khí thải ra ngoài môi trường.
- Sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường để giảm tình trạng ô nhiễm.
- Không chặt phá rừng bừa bãi, gây mất cân bằng hệ sinh thái.
- Ban hành luật pháp, xử phạt nghiêm minh đối với những trường xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế sử dụng các vật dụng dùng 1 lần như cốc, đũa, bát, túi nilon,…
- Mỗi người dân tự hình thành cho mình nếp sống xanh – sạch, vì môi trường,…
Xem thêm:
Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ môi trường là gì, vai trò cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay để xây dựng một môi trường xanh, sạch và đẹp hơn nhé các bạn!