Trả treo là biểu hiện tâm lý thường gặp ở những đứa trẻ mới lớn. Vậy trả treo là gì? Làm thế nào để khắc phục tính trả treo của trẻ? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây của maydanhbongsan.com để khắc phục tình trạng này nhé!
Contents
Trả treo là gì?
Trẻ treo là thái độ hậm hực, cãi lại khi bị phê bình hay góp ý về chuyện gì đó. Hành động này thường xuất hiện ở những đứa trẻ ngang bướng, được chiều hư từ bé. Khi thấy bố mẹ hoặc ông bà không đồng ý với mình, chúng thường có xu hướng chống lại bằng cách trẻ treo, thậm chí là có lời nói hay cử chỉ hỗn với người lớn.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ treo là những hành vi nhỏ, không đáng để tâm. Tuy nhiên, việc trả treo có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến đạo đức và cách ứng xử khi trẻ trưởng thành. Vì vậy, ba mẹ nên quan tâm và có cách xử lý triệt để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con.
Biểu hiện trẻ trả treo là gì?
Trẻ trả treo thường có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng thường gặp nhất là:
- Nói câu nào cãi câu đấy, đáp trả từng lời nói của người lớn, không chịu thua đến phút cuối cùng
- Khi bạn yêu cầu chúng dừng một hành động nào đó, chúng sẽ phớt lờ lời nói của bạn và cố tính không thực hiện theo
- Trẻ có những cử chỉ hỗn như gắt gỏng, tỏ thái độ khó chịu hoặc tác động vật lý,… với người lớn.

Những lý do khiến trẻ con hay trả treo là gì?
Hành vi trả treo của trẻ xuất pháp từ nhiều lý do khác nhau, đó là:
- Trẻ muốn thể hiện sự độc lập và cái tôi cá nhân nên thích làm theo ý mình, tỏ ra ngang bướng khi bị phản đối.
- Trẻ bắt chước theo các hành vi xấu từ những người xung quanh mình. Trẻ học cách sử dụng từ ngữ hoặc cư xử hỗn hà từ các chương trình truyền hình, bạn bè, thậm chí là hành động của bố mẹ và người thân trong gia đình.
- Trẻ đang gặp các vấn đề như mệt mỏi, đói bụng, buồn ngủ hay chịu áp lực do phải làm quá nhiều bài tập hoặc bị thầy cô, bố mẹ phủ định,… Những điều này khiến trẻ có hành vi đáp trả hoặc lên giọng với người lớn khi bị nhắc nhở,…
Mẹo khắc phục tính trả treo của trẻ
Giữ bình tĩnh, không nên quát mắng trẻ
Khi trẻ trả treo hay có hành vi cãi lại, nhiều bậc phụ huynh tức giận và to tiếng với con. Cách giải quyết này không mang lại hiệu quả và có thể dẫn đến cuộc cãi vã lớn vì sự bất đồng.
Thay vào đó, bố mẹ nên học cách kiểm soát cơn giận, không nên tranh cãi với con. Hãy tránh mặt con để cả hai bình tĩnh trở lại. Sau đó, giảng giải nhẹ nhàng cho con lý do vì sao bạn ngăn cấm con làm điều đó. Đồng thời, hãy cho con thấy rằng hành động trả treo, cãi lại người lớn như vậy là không tốt.

Tìm hiểu nguyên nhân
Cách xử lý trẻ trả treo là gì? Trước khi kết luận một đứa trẻ hư và mắng nhiếc chúng, ba mẹ hãy suy nghĩ về lý do đằng sau. Có thể con bạn đang tin tưởng vào điều gì đó và cố gắng đưa ra quan điểm nhưng không biết trình bày như như thế nào. Hoặc cũng có thể con cáu kỉnh do đói, mệt hay gặp áp lực tâm lý nào đó. Vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân sâu xa đằng sau để có cách giải quyết phù hợp.
Lắng nghe ý kiến của con
Một mẹo xử lý khi con trả treo là hãy lắng nghe ý kiến của con. Hãy cho con biết rằng bố mẹ luôn tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe ý kiến khi con cư xử lễ phép và đúng mực. Điều này sẽ giúp con nhận ra tầm quan trọng của sự lễ phép và bỏ thói quen cãi lại bố mẹ.

Kiểm soát nội dung giải trí của trẻ
Hiện nay có nhiều phương tiện giải trí ra đời và rất được trẻ nhỏ yêu thích. Khi theo dõi các nội dung xấu, trẻ rất dễ bắt chước theo và áp dụng vào với ba mẹ, bạn bè. Điều này khiến có tư duy lệch lạc, có hành vi trả treo với người lớn. Bởi vậy, ba mẹ nên kiểm soát và chọn các kênh có nội dung lành mạnh, phù hợp cho trẻ theo dõi.
Trở thành tấm gương tốt để con noi theo
Trẻ thường bắt chước theo lời nói và hành động từ chính những người thân trong gia đình. Vì vậy, phụ huynh nên là tấm gương tốt cho con noi theo. Nếu trẻ thấy bố mẹ to tiếng hay có những lời lẽ thiếu tôn trọng người khác thì chúng sẽ bắt chước theo.
Thiết lập “quân luật”
Khi thấy con có dấu hiệu trả treo, ba mẹ hãy tìm thời điểm thích hợp để thiết lập các luật lệ và thảo luận với con; sau đó, cả hai cùng tuân thủ. Hãy thêm các điều điều kiện cứng rắn hơn như “Mẹ chỉ giải thích vấn đề này một lần và không có tranh cãi gì thêm. Nếu con cố chấp tiếp tục thực hiện thì mẹ sẽ áp dụng biện pháp cứng rắn hơn”.
Nhiều người yêu chiều con quá mức nên đã cố gắng đáp ứng mọi điều kiện của chúng. Điều này không phải là yêu con mà bạn đang hại chúng. Vì vậy, hãy thiết lập các quy tắc và thực thi để rèn luyện cũng như tạo môi trường giúp con phát triển tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:
Tìm đến chuyên gia để được hỗ trợ
Khi trẻ trả treo và có nhiều hành động hỗn xược dù bạn đã cố gắng rất nhiều thì hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia. Hãy đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc các chuyên gia về hành vi để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Trả treo hay chả treo, chả cheo đúng chính tả?
Trong ba trường hợp trên, từ viết đúng chính tả là trả treo. Nếu chưa hiểu rõ trả treo nghĩa là gì thì bạn đọc có thể quay lại mục “trả treo là gì” để tìm hiểu, mình đã giải thích rất chi tiết.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ trả treo là gì và mẹo xử lý khi con trả treo hoặc có những hành vi thô lỗ, không đúng chuẩn mực. Việc trả treo là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên cố gắng tìm ra nguyên nhân sâu xa đằng sau để có cách xử lý phù hợp.