Cụm từ viết tắt P/S xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội Facebook, thư viết tay, thư điện tử,…. Vậy P/S nghĩa là gì? P/S viết tắt của từ gì? Khi nào nên sử dụng P/S? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của maydanhbongsan.com nhé!
Contents
P/S nghĩa là gì? P/S là viết tắt của từ gì?
P/S được biết đến và dùng rộng rãi nhất với ý nghĩa là cụm viết tắt của từ “postscript”, có nghĩa là tái bút. Vậy tái bút là gì? Đó là những thông tin được viết ở cuối thư sau khi người viết đã hoàn thành xong nội dung bức thư. Tái bút được dùng khi người viết muốn nói thêm điều gì đó nhưng lại quên không đề cập đến trong nội dung bức thư. Trong một vài trường hợp, nó có tác dụng nhấn mạnh một điều gì đó nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc.
Như vậy, P/S được dùng chỉ phần tái bút của người viết thư tay hoặc email nhằm chú thích thêm thông tin hoặc nhấn mạnh các ý đã xuất hiện ở phía trên. P/S thường được trình bày dưới dạng một câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn truyền đạt đầy đủ nội dung mà người viết muốn gửi gắm!

P/S nghĩa là gì trên Facebook?
Không chỉ xuất hiện trong email, thư từ viết tay hay in tờ rơi quảng cáo, P/S còn được giới trẻ sử dụng khi viết status trên Facebook. Vậy PS trong status là gì?
Giới trẻ dùng P/S khi kết thúc bài post nhưng vẫn muốn bổ sung thêm ý nghĩa cho thông tin đã viết ở trên. Đồng thời, cũng thể hiện cảm xúc của mình trong phần P/S đó.
Dưới đây là một số ví dụ minh họa về P/S trên Facebook:


Khi nào nên dùng P/S?
- P/S được dùng khi viết thư tay, gửi thư điện tử
- Dùng trong các status trên mạng xã hội, điển hình là Facebook.
- Một số tác giả cùng dùng phần tái bút (P/S) để gửi gắm thông điệp của mình đến người đọc.
Một số ý nghĩa khác của P/S
P/S nghĩa là gì trong chăm sóc răng miệng?
P/S là tên một nhãn hiệu kem đánh răng nổi tiếng của Unilever. Đây là một nhãn hiệu vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam bởi mức giá bình dân và công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Trong kem đánh răng P/S có chứa nhiều thành phần nổi bật như Calcium Carbonate có tác dụng ngừa viêm nướu, bù đắp men răng, ngăn ngừa sâu răng, giúp răng chắc khỏe hơn. Hay thành phần Hydrated Silica giúp răng trắng và sáng bóng hơn,…

P/S có nghĩa là gì trong game?
Trong game, P/S có nghĩa là “Playstation”. Đây là dòng máy chơi game console do Sony phát triển. Ban đầu, Playstation ra đời với ý tưởng phục vụ mọi nhu cầu sử dụng của người dùng như xem phim, nghe nhạc, chơi game,… Đến nay, nó vẫn được nhà sản xuất phát triển theo hướng đa nhiệm, nhưng nó được nhiều người biết đến và sử dụng nhiều nhất là máy chơi game.

P/S nghĩa là gì trong đồ họa?
Trong đồ họa, PS được hiểu là Adobe Photoshop. Đây là một phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp do Adobe phát triển, ra đời từ năm 1988 trên hệ thống máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là phần mềm chỉnh sửa ảnh dẫn đầu thị trường và được nhiều người dùng sử dụng nhất hiện nay. Nó được các nhiếp ảnh gia và nhiều thiết kế sử dụng để tạo ra các banner, ấn phẩm truyền thống cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn được dùng cho các hoạt động như vẽ tranh, thiết kế trang web,…
Phiên bản đầu tiên của Photoshop được phát hành vào năm 1990. Tính đến thời điểm hiện tại, Adobe Systems đã cho ra mắt nhiều phiên bản khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng. Các phiên bản mới có nhiều đặc điểm nổi bật và hỗ trợ nhiều tính năng hơn cho người dùng so với các phiên bản cũ.
P/S là gì trong xây dựng?
Trong xây dựng, PS được biết đến là “Polystyrene”, đây là một loại nhựa nhiệt dẻo, được tạo ra từ các phản ứng trùng hợp stiren. Đặc tính của loại nhựa này là cứng, trong suốt, không màu. Chúng có khả năng chảy thành chất lỏng dưới tác dụng của nhiệt độ cao và đóng cứng lại khi nguội.
Polystyrene được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống. Chúng được dùng để sản xuất hộp nhựa đựng thực phẩm, đồ chơi nhựa, thiết bị nhà bếp, ly nhựa, hộp nhựa,… Bên cạnh đó, chúng còn được ứng dụng để sản xuất vật liệu cách điện (còn gọi là mút xốp EPS), được dùng rộng rãi tại các nhà xưởng sản xuất, văn phòng với mục đích các âm, chống nóng.

Xem thêm:
Chắc hẳn qua bài viết chia sẻ trên các bạn đã hiểu rõ P/S nghĩa là gì rồi phải không? Nếu bạn có bất kỳ góp ý gì về bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!