Lựa chọn thực phẩm organic luôn được các chuyên gia khuyên dùng bởi độ an toàn và hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn. Vậy organic là gì? Cách nhận biết sản phẩm organic? Những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Organic là gì?
Organic là khái niệm còn khá xa lạ và mới mẻ với người Việt Nam. Nhưng đối với các nước phương Tây thì chúng đã trở thành một thứ thiết yếu trong cuộc sống. Vậy thực phẩm organic là gì?
Thực phẩm organic còn được gọi là thực phẩm hữu cơ, được dùng để chỉ các thực phẩm được nuôi, trồng trong một hệ sinh thái chất lượng. Cụ thể như sau:
- Đối với thực vật: Toàn bộ quá trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, sản xuất,… đều phải sạch, không dùng hóa chất nhân tạo (chất bảo quản, thuốc trừ sâu,..). Không dùng phân bón hóa học mà chỉ sử dụng phân bón tự nhiên, thường là xác động vật hoặc cây cỏ mục nát. Diệt trừ sâu bọ bằng phương pháp thủ công hoặc các biện pháp sinh học và thiên địch.
- Đối với động vật: Không sử dụng kháng sinh tổng hợp, hormon kích thích tăng trưởng trong quá trình chăn nuôi. Động vật được nuôi tự nhiên, cho ăn 100% thực phẩm hữu cơ. Nếu động vật bị bệnh thì có thể dùng kháng sinh nhưng phải trước thời gian tiêu thụ ít nhất 90 ngày.
- Đối với thực phẩm chế biến sẵn: Yêu cầu không sử dụng các chất phụ gia nhân tạo như chất tạo màu, chất bảo quản, hương liệu, chất tạo ngọt, bọt ngọt,…

Nhìn chung, khi nhắc đến organic, có thể hiểu đó là những thực phẩm được sản xuất bằng biện pháp canh tác tự nhiên; không sử dụng chất kích thích, hóa chất nhân tạo, thuốc kháng sinh, sinh vật biến đổi gen,…
Các sản phẩm organic rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là thực phẩm tươi sống như trứng, rau, thịt, cá,…; cho đến sản phẩm làm từ thịt, sữa hay thực phẩm chế biến sẵn như ngũ cốc, bánh quy, đồ ăn liền,….
Chứng nhận tiêu chuẩn organic là gì?
Chứng nhận organic là giấy chứng nhận cấp cho một sản phẩm nhất định nhằm xác định nó là hữu cơ. Tùy theo thành phần phần trăm hữu cơ có trong sản phẩm sẽ được cấp giấy chứng nhận tương đương.
Chứng nhận organic còn có tác dụng kiểm chứng độ an toàn và độ sạch của thực phẩm. Mỗi chứng nhận sẽ có yêu cầu nghiêm ngặt như:
- Về đa dạng sinh học: Khuyến khích nhiều loại thực vật và sinh vật cùng sinh sống trong phạm vi lớn. Điều này sẽ giúp duy trì độ phì nhiêu và hạn chế sâu bệnh; tạo môi trường cân bằng để sản xuất ra sản phẩm lành mạnh.
- Về vùng đệm: Các vùng sản xuất lân cận phải được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ các ruộng bên cạnh.
- Về sản xuất song song: Không cho phép một loại cây được trồng trên ruộng hữu cơ và ruộng thường trong cùng một thời điểm để hạn chế sự lẫn tạp.
- Về giống, vật liệu trồng trọt: Toàn bộ hạt giống và cây con đều phải là sản phẩm hữu cơ.
- Về vật liệu biến đổi gen: Một số công nghệ mang tính khoa học cao đôi khi không được áp dụng khi sản xuất sản phẩm hữu cơ để hạn chế tình trạng biến đổi gen.
- Về các đầu vào hữu cơ: Các sản phẩm đầu vào sử dụng cho quá trình sản xuất hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn PGS.

Các lợi ích khi sử dụng sản phẩm organic là gì?
Khi hiểu rõ organic nghĩa là gì, chúng ta sẽ thấy được chúng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
- Thực phẩm organic có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn so với thực phẩm thông thường. Ví dụ như hàm lượng các chất chống oxy hóa trong sản phẩm organic cao hơn, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Hay các chế phẩm từ sữa có chứa hàm lượng sắt, omega 3, vitamin E, carotenoids,… cao hơn, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao,…
- Thực phẩm được nuôi trồng tự nhiên, không sử dụng hóa chất nên có mùi vị tươi ngon và an toàn hơn. Hàm lượng chất dinh dưỡng được giữ nguyên.
- Thực phẩm hữu cơ organic có hàm lượng nitrat thấp hơn. Điều này giúp hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và tốt cho quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể của trẻ nhỏ.
Không chỉ tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, các nông trại hữu cơ còn giúp tạo sự cân bằng sinh thái, bảo tồn sự đa dạng sinh học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là môi trường lý tưởng để sinh vật, động vật, thực vật và cả con người được phát triển trong điều kiện tự nhiên, không có sự can thiệp của hóa chất.

Cách nhận biết thực phẩm organic là gì?
Hiểu rõ lợi ích của thực phẩm hữu cơ và nhu cầu của người dùng, người cửa hàng đã lợi dụng mác hữu cơ để nâng giá thành sản phẩm để trục lợi. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý điều này để tránh bị lừa.
Trước tiên, hãy lựa chọn những cửa hàng uy tín và có thương hiệu rõ ràng để chọn mua. Tránh lựa chọn sản phẩm trôi nổi, không có xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra, với mỗi thực phẩm hữu cơ sẽ có các quy định riêng. Vì vậy, muốn biết thực phẩm đó có phải là hữu cơ hay không thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ về quy định đó.
Thực phẩm organic có phải là thực phẩm sạch không?
Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng. Các khái niệm như thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch và “của nhà trồng” khá giống nhau khiến nhiều người lầm tưởng là một. Tuy nhiên, chúng khác biệt nhau hoàn toàn!
Thực phẩm organic là gì đã được mình giải thích rất rõ ở trên, các bạn có thể quay lại để đọc và hiểu sâu hơn. Trong khi đó, thực phẩm sạch (còn gọi là thực phẩm an toàn) là các sản phẩm được nuôi trồng trong môi trường vẫn sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh,… nhưng vẫn nằm trong vùng an toàn.
Trong khi đó, thực phẩm “của nhà trồng” có nghĩa là do gia đình tự sản xuất. Có thể gia đình bạn không sử dụng hóa chất, không dùng thuốc tăng trọng,… nhưng không thể coi là thực phẩm hữu cơ được. Bởi sản phẩm organic yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nguồn nước, đất nồng và chế phẩm đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất. Cong “của nhà trồng” thì không thể đáp ứng các tiêu chí đó.
Một số khái niệm liên quan
Sữa organic là gì? Rau organic là gì?
Sữa organic là loại sữa được lấy từ những chú bò được nuôi theo tiêu chuẩn organic. Quá trình chăn nuôi bò phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nước uống, thức ăn, không dùng chất kích thích hay tăng trưởng.
Bên cạnh đó, quy trình lấy và sản xuất sữa cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt do các đơn vị chứng nhận đề ra. Nhờ đó, sữa có thành phần dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:
Tương tự như vậy, rau organic là loại rau được trồng và chăm sóc trong điều kiện tự nhiên. Không có sự can thiệp của phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc biến gen,… Nguồn đất và nước trồng rau cũng phải đảm bảo sạch sẽ, không bị ô nhiễm, không nhiễm kim loại nặng và các chất thải khác.
Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm hữu cơ khác như vải cotton organic, cá hồi, trà, mỹ phẩm, dầu gội, táo, hạt ngũ cốc, tinh dầu, gạo, trứng gà, yến mạch, rượu vang, son,.. organic.
USDA organic là gì?
Đây là chứng nhận hữu cơ do Bộ nông nghiệp Mỹ cung cấp. Để nhận được giấy chứng nhận này, sản phẩm phải đảm bảo nguồn nguyên liệu hữu cơ với thành phần hữu cơ trong sản phẩm đạt tối thiểu 70%.
Ngoài ra, USDA còn đưa ra nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt khi dán nhãn mác organic để người dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm hữu cơ một cách chính xác. Các nhãn hiệu phổ biến gồm có:
- 100% organic: Đây là các sản phẩm hoàn toàn hữu cơ
- Organic: Sản phẩm có thành phần hữu cơ chiếm 95% trở lên.
- Made with organic ingredients: Sản phẩm có thành phần hữu cơ tối thiểu là 70%.
- Các sản phẩm có thành phần hữu cơ dưới 70% không được liệt kê vào danh sách thực phẩm organic.
BIO organic là gì?
Đây là chứng nhận sản phẩm hữu cơ của Pháp được thành lập từ năm 2010 với tên gọi đầy đủ là Bio Cohérence. Tiêu chuẩn này được hình thành do nhiều chuyên gia về thực phẩm hữu cơ cho rằng các tiêu chuẩn chung của Châu Âu vẫn chưa đủ cao và đạt chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra, còn rất nhiều các tổ chức cấp chứng nhận hữu cơ uy tín trên thế giới như: Bayerisches Bio-Siegel (Đức), Bioland Ökologischer Landbau (Đức), Bio Natur Plus (Thụy Sĩ), Biogarantie (Bỉ),…
Trên đây là bài viết giải thích organic là gì và cách nhận biết thực phẩm hữu cơ. Mong rằng sẽ mang đến nhiều thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc.