Hô hấp có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người và các loài vật khác. Vậy hô hấp là gì? Trong bài viết, maydanhbongsan.com sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về quá trình hô hấp ở người, động vật và thực vật nhé!
Contents
Quá trình hô hấp ở động vật
Hô hấp là gì ở động vật?
Bộ môn Sinh học 11 đã đưa ra khái niệm hô hấp của động vật như sau: Hô hấp là quá trình lấy oxy từ môi trường bên ngoài để tạo ra năng lượng, đảm bảo cho các cơ quan và các hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường. Đồng thời, hô hấp cũng thải lượng khí cacbonic CO2 ra ngoài môi trường.
Quá trình hô hấp của động vật gồm có: hô hấp ngoài, vận chuyển khí, hô hấp trong. Cụ thể như sau:
- Hô hấp ngoài: Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể động vật với môi trường bên ngoài thông qua bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp như; mang, phổi, da,…
- Vận chuyển khí: Quá trình vận chuyển khí oxy từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong để thực hiện quá trình hô hấp.
- Hô hấp trong: Đây là quá trình trao đổi khí bên trong tế bào, tế bào sẽ tiếp nhận oxy để thực hiện quá trình hô hấp và thải ra khí CO2.

Các hình thức hô hấp phổ biến của động vật
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ta có 4 hình thức hô hấp chủ yếu ở động vật như sau:
* Hô hấp qua bề mặt cơ thể
- Bề mặt hô hấp: bề mặt cơ thể hoặc bề mặt tế bào
- Đại diện: các động vật đơn bảo như trùng giày, trùng roi,… và động vật đa bào cấp thấp (giun dẹp, giun tròn, các động vật thuộc nhóm ruột khoang)
- Đặc điểm: Bề mặt da/ tế bào/ cơ thể có đặc điểm là mỏng, ẩm ướt giúp khuếch tán khí dễ dàng hơn. Có rất nhiều mao mạch và trong máu có sắc tố hô hấp.
- Cơ chế hô hấp: Khi O2 và CO2 được khuếch tán thông qua bề mặt tế bào hoặc bề mặt cơ thể.
* Hô hấp thông qua ống khí
- Bề mặt hô hấp: hệ thống ống khí
- Đại diện: Côn trùng sống trên cạn
- Đặc điểm: Hệ thống ống khí gồm nhiều ống dẫn chứa khí được phân nhánh nhỏ dần, được thông ra bên ngoài thông qua các lỗ thở. Các ống nhỏ tiếp xúc với tế bào trong cơ thể. Sự thống khí được thực hiện thông qua sự co giãn tại phần bụng.
* Hô hấp bằng mang
- Bề mặt hô hấp: Mang
- Đại diện: cá, tôm, cua, trai, ốc
- Cơ chế hô hấp: Khí O2 được khuếch tán trong nước, đi qua mang và vào máu. Ngược lại, khí CO2 được khuếch tán từ máu, đi qua mang và thải ra ngoài môi trường.
* Hô hấp bằng phổi
- Bề mặt hô hấp: Phổi
- Đại diện: con người, chim, thú, bò sát
- Cơ chế hô hấp: Khí O2 và CO2 được trao đổi thông qua bề mặt của phế nang. Sự thông khí chủ yếu là do các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của khoang thân (đối với bò sát), khoang bụng (đối với chim), lồng ngực (đối với thú) hoặc sự nâng lên/ hạ xuống thềm miệng (đối với lưỡng cư).

Vai trò của hô hấp là gì?
Hô hấp của động vật có các vai trò sau:
- Loại bỏ khí CO2 – một loại khí rất độc ra khỏi cơ thể.
- Cung cấp đủ khí oxy để tế bào tạo ra năng lượng, phục vụ cho mọi hoạt động sống của cơ thể, giúp động vật tồn tại và phát triển.
Tìm hiểu về hệ hô hấp trong cơ thể người
Trong cơ thể người, hô hấp là quá trình phối hợp ăn ý của nhiều bộ phận khác nhau. Và mỗi bộ phận sẽ đảm nhận các vai trò riêng biệt, cụ thể như sau:
- Mũi: Có nhiệm vụ lấy khí, làm sạch khí và ấm khí trước khi đưa vào cơ thể để vận chuyển đến các bộ phận bên trong.
- Họng: Bảo vệ các bộ phận bên trong hệ hô hấp khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài như vi rút, vi khuẩn,….
- Thanh quản: Có nhiệm vụ làm ấm không khí trước khi không khí được đưa vào phổi. Đồng thời, thành quản cũng có nhiệm vụ tạo ra âm thanh từ luồng khí thở.

- Khí quản: Được chia thành khí quản phải và trái, mỗi khi quản đặt một bên phổi. Bộ phận này có nhiệm vụ tăng khả năng khí đi vào phổi và giảm thất thoát khí. Nó cũng có tác dụng điều hòa lượng khí đi vào tế bào và phổi thích hợp.
- Phế quản: Có hình dạng giống như một cành cây với nhiều nhánh nhỏ. Phế quản gồm có phế quản trái và phải. Chúng có nhiệm vụ đưa khí đi vào phế nang và dẫn khí ra khỏi phế nang để thải ra ngoài.
- Phổi: Đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất của quá trình hô hấp. Là trung tâm diễn ra quá trình trao đổi khí O2 và CO2 trong cơ thể. Phổi được chia thành lá phổi trái và lá phổi phải với kích thước không đồng đều nhau.
Tìm hiểu về sự hô hấp ở thực vật
Hô hấp là gì ở thực vật?
Chúng ta đã được làm quen với khái niệm hô hấp từ chương trình Sinh lớp 8 và lớp 10. Vậy hô hấp ở cây xanh là gì?
Theo đó, hô hấp của thực vật là quá trình oxy hóa sinh học (hay là chuyển đổi năng lượng) của tế bào sống. Khi hô hấp, các phân tử cacbohidrat bị phân giải thành khí CO2, H2O và giải phóng năng lượng.

Hô hấp có vai trò gì?
Hô hấp của thực vật có vai trò rất quan trọng, cụ thể như sau:
- Duy trì nhiệt độ phù hợp để cây trồng được phát triển tốt nhất.
- Cung cấp năng lượng (các ATP) cho các hoạt động sống của cây trồng.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian phục vụ cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác.
Con đường hô hấp ở thực vật
Không giống như động vật, thực vật không có cơ quan chuyên biệt để hô hấp. Quá trình hô hấp của thực vật sẽ diễn ra tại hầu hết các cơ quan trong cơ thể, nhất là cơ quan sinh sản, đang sinh trưởng và rễ.
Ty thể là bào quan chính để thực hiện chức năng hô hấp ở cây trồng.
Có 2 con đường hô hấp của thực vật, đó là:
* Phân giải hiếu khí
- Chủ yếu xảy ra tại các cơ quan hoạt động sinh lý mạnh như: hoa đang nở, hạt đang nảy mầm,…
- Hô hấp hiếu khí diễn ra tại chất nền của ti thể với 2 quá trình: chu trình Crep và chuỗi truyền electron.
- Kết quả là 1 phân tử glucozo giải phóng ra 38ATP + nhiệt lượng.
* Phân giải kị khí
- Xảy ra trong điều kiện cây trồng thiếu oxy, hạt ngâm nước hay rễ cây bị ngập úng.
- Xây ra tại tế bào chất với 2 quá trình: đường phân và lên men
- Kết quả: 1 phân tử glucozo giải phóng 2 ATP.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến hô hấp
Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
Khi đã hiểu rõ hô hấp là gì, chắc hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu rõ vai trò của sự thở đối với quá trình hô hấp rồi phải không? Sự thở hay còn gọi là sự thông khí ở phổi có nhiệm vụ giúp không khí đi vào phổi (hô hấp trong) và đưa khí thải ra khỏi cơ thể (hô hấp ngoài).

Hô hấp hiếu khí là gì? Hô hấp kị khí là gì?
Hô hấp hiếu khí là quá trình phân giải nguyên liệu để tạo ra năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Nguyên liệu mà chúng sử dụng là đường đơn, trải qua đường phân sẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng là ATP. Điều kiện cần để thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là phải có khí O2, nếu không, hình thức hô hấp này sẽ không xuất hiện.
Một số loài sinh vật hô hấp hiếu khí: tảo, vi khuẩn lam,…
Hô hấp kị khí còn được gọi là hô hấp yếm khí. Đây là quá trình hô hấp sử dụng các chất oxy hóa không phải là khí oxy. Tuy không dùng oxy nhưng chất nhận electron cuối cùng vẫn được sử dụng như một chuỗi chuyền electron.
Trong thực tế, có một số loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường không có oxy.Vì vậy, chúng chỉ thực hiện được hô hấp với các chất kị khí. Nếu có sự xuất hiện của oxy, chúng sẽ nhanh chóng bị chết.
Một số loài sinh vật hô hấp kị khí như: vi khuẩn phản ứng nitrat hóa, vi khuẩn lactic,…
Hô hấp sáng là gì?
Đây là quá trình hấp thụ khí O2 và giải phóng khí CO2 diễn ra trong môi trường có ánh sáng. Nó sẽ xảy ra đồng thời với quá trình quang hợp. Điều này có nghĩa là hô hấp sáng chỉ xuất hiện ở thực vật.
Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện có cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 đã cạn kiệt và tích lũy nhiều oxy trong lục lạp. Nó xảy ra đầu tiên tại tế bào lục lạp, tiếp đến là peroxixom và kết thúc tại ty thể.
Thông qua quá trình hô hấp sáng, một số axit amin được hình thành (serin và glixerin). Tuy nhiên, kiểu hô hấp này làm lãng phí sản phẩm quang hợp.
Hô hấp tế bào là gì?
Đây là quá trình mà tại đó các phân tử cacbohidrat bị phân giải thành H20 và CO2. Đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và các ATP. Trong tế bào thực, quá trình hô hấp diễn ra tại ty thể.
Tốc độ của quá trình hô hấp chậm hay nhanh còn phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. Các giai đoạn của hô hấp tế bào gồm có:
- Đường phân
- Chu trình Crep
- Chuỗi chuyển electron hô hấp.

Xem thêm:
Một số thông tin thú vị về hệ hô hấp của người
- Phổi có khả năng nổi được trên mặt nước. Nó là cơ quan có thể tích lớn và là cơ quan duy nhất trong hệ hô hấp có khả năng nổi được trên mặt nước.
- Lông mũi có vai trò đặc biệt quan trọng giúp làm sạch khí, giữ lại bụi bẩn có trong khí trước khi khí được đưa vào cơ thể.
- Ngáp, ho, hắt hơi cũng được coi là một dạng hô hấp, giúp thải ra các khí độc có trong cơ thể.
- Con người có thể duy trì sự sống với một lá phổi. Tuy nhiên, họ sẽ có một số giới hạn nhất định về thể chất.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hô hấp là gì. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc hay ý kiến góp ý về bài viết, hãy để lại bình luận vào cuối bài viết cho mình biết nhé!